Lễ hội Sayangva (Lễ cúng thần Lúa của người Chơro)

Hàng năm Lễ hội SaYanva được tổ chức tại ấp Đồn Điền 2 xã Túc Trưng  ( vào ngày 15/3 âm lịch ) là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chơro. Người Chơro gọi lễ hội này là SaYangva (cúng thần Lúa). Có nơi gọi là OpYangva. Xưa kia, lễ hội này kéo dài nhiều ngày đêm, thu hút cả cộng đồng tham gia.

Nghi thức rước rượi cần t​rong lễ hội Sayangva

 

          Hàng năm Lễ hội SaYanva được tổ chức tại ấp Đồn Điền 2 xã Túc Trưng  ( vào ngày 15/3 âm lịch ) là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chơro. Người Chơro gọi lễ hội này là SaYangva (cúng thần Lúa). Có nơi gọi là OpYangva. Xưa kia, lễ hội này kéo dài nhiều ngày đêm, thu hút cả cộng đồng tham gia.

 

Trước sân nhà người Chơro dựng một cây nêu. Nơi gốc cây nêu cột heo cỏ, gà chuẩn bị làm thịt cúng tế. Buổi sáng, những người phụ nữ Chơro đi rước hồn lúa – vốn là chùm lúa rẫy được bó để dành sau mùa thu hoạch trên nương. Rước về, họ chia bông lúa trang trí trên bàn thờ, làm thịt gà, heo bôi huyết trên cây nhang và chuẩn bị rượu cần, các lễ vật để cúng thần. Nghi thức cúng chính là cúng thần nhà trước, sau đến cúng tổ tiên, thần lúa. Già làng hoặc chủ nhà đảm trách việc đọc lời khấn, trình bày tấm lòng thành của gia chủ, cầu mong được thần linh hộ trì cho sức khoẻ, ban cho mùa màng tươi tốt, cây lắm trái, lúa nhiều hạt. Sau khi cúng thần nhà, người Chơro đem lễ vật ra kho lúa. Tại đây diễn ra những nghi tế và khấn riêng cho thần lúa.

 

Trong lễ hội, sau những nghi thức cúng thần linh, cầu bình an cho bản làng, mùa màng, người Chơro vui chơi, uống rượu cần, nhảy múa ca hát trong không khí náo nhiệt của một hội lễ sau những ngày nhọc sức lên nương, làm rẫy, đi rừng săn bắn. Trong khi khách tham dự tiệc, uống rượu cần, cồng chiêng được tấu lên. Một số phụ nữ, trẻ em Chơro hát, múa những bài hát của dân tộc mình. Tiếng đàn tre, khèn môi hay kèn lúa được nhiều người khảy, thổi để cầu phúc, chúc lành cho nhau cho đến khi kết thúc. Mọi người vui hoà trong không khí hội với men rượu cần cho đến khi đống lửa tàn, thường vào lúc nửa đêm, mới kết thúc trọn vẹn ngày cúng SaYangVa.​

 

Ngày nay, tại một số nơi, người Chơro vẫn duy trì lễ hội SaYangva nhưng không còn kéo dài như xưa do tác động nhiều mặt của xã hội.

                                                 


Nghi thức rước rượu cần

Nội dung bài viết

Bài viết liên quan

image